Single Blog Title

This is a single blog caption
1
Jul

Hội thảo “Kinh nghiệm triển khai các dự án trí tuệ nhân tạo (AI)”

Hình ảnh: Hội thảo ”Kinh nghiệm triển khai các dự án Trí tuệ nhân tạo (AI)”

Bài trình bày:

– Ứng dụng AI để tối ưu các thiết bị điện tử dân dụng (Ông Hà Văn Minh, Technical Director, TMA Innovation Center)

– Kinh nghiệm phát triển hệ thống tính toán phân bố cho dự án Deep Reinforcement Learning (Ông Mai Huỳnh Tân, Head of GCS AI Lab)

– So sánh các công nghệ AI/ML và kinh nghiệm áp dụng để giải quyết các bài toán cụ thể về nhận dạng hình ảnh (computer vision, object detection) (Ông Trần Quang Thắng, Tech Lead, TMA AI Center)

– Kinh nghiệm đào tạo AI ở các nước (Tiến sĩ Vũ Tường Thụy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen)

– Kinh nghiệm đào tạo và triển khai Machine Learning tại doanh nghiệp, R&D centers và đại học (Thạc sĩ Nguyễn Vinh Tiệp, Technical Program Manager công ty Koidra Tech, giảng viên trường ĐH CNTT, Academic Head tại VietAI)

Chiều 26/6, QTSC phối hợp cùng Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, chi nhánh phía Nam (VINASA HCM) và Liên minh các doanh nghiệp gia công công nghệ thông tin Việt Nam (VNITO) tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm triển khai các dự án trí tuệ nhân tạo (AI)” tại Hội trường QTSC Building 1, Công viên phần mềm Quang Trung.

Hội thảo nhằm chia sẻ mô hình triển khai trí tuệ nhân tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam và kinh nghiệm về đào tạo AI trong các doanh nghiệp – trường – viện, thảo luận về việc hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển cũng như ứng dụng công nghệ AI.

Bà Nhiêu Quốc Trân – Trưởng bộ phận Giải pháp công nghệ trình bày ứng dụng AI cho hệ thống VMS tại QTSC. Bà Trân cho biết, trước khi ứng dụng VMS để giám sát an ninh trong toàn khu 43 ha, QTSC có hơn 300 camera với gần 10 hãng khác nhau và dự kiến trong thời gian sắp đến số lượng camera sẽ còn tăng. Mỗi hãng có 1 phần mềm quản lý riêng, để xem toàn bộ camera, cần mở 10 trang web, đăng nhập 10 mật khẩu khác nhau, nhiều khi có loại chỉ tương thích với 1 trình duyệt duy nhất. Về hỗ trợ an ninh: các camera hiện tại trên thị trường chủ yếu mang tính theo dõi, giám sát, ghi nhận hình thông tin. Khi có vấn đề, sự cố xảy ra, người quản lý mới mở lại xem các bản lưu trữ để xác định đối tượng hay hành vi gây sự cố gây chậm trễ khi có các tình huống khẩn cấp

Từ thực trạng trên, QTSC triển khai ứng dụng AI cho hệ thống VMS với nhiều lợi ích như: Quản lý toàn bộ camera trên 1 phần mềm duy nhất; Có thể tận dụng lại các camera hiện có, không cần phải thay mới toàn bộ; Ngoài chức năng giám sát thông thường, hệ thống cung cấp các tính năng thông minh bao gồm nhận diện biển số, khuôn mặt, nhận diện người, đếm lượt người, nhận diện đám đông. Cùng với đó là các tính năng cảnh báo như: cảnh báo khi đối tượng trong blacklist, cảnh báo khi đối tượng leo rào, cảnh báo khi có đám đông tụ tập, cảnh báo khi có người xuất hiện ở khu vực không được phép…

 Hình 1: Bà Nhiêu Quốc Trân – Trưởng bộ phận Giải pháp Công nghệ QTSC trình bày tại hội thảo

Hình 1: Bà Nhiêu Quốc Trân – Trưởng bộ phận Giải pháp Công nghệ QTSC trình bày tại hội thảo

Tiếp nối chương trình, ông Hà Văn Minh, Technical Director, TMA Innovation Center, Ông Mai Huỳnh Tân, Head of GCS AI Lab, Ông Trần Quang Thắng, Tech Lead, TMA AI Center tiếp tục chia sẻ những case study thực tế khi lập trình cho hệ thống ứng dụng AI cho các khách hàng nước ngoài, cũng như so sánh các công nghệ AI/ML và kinh nghiệm áp dụng để giải quyết các bài toán cụ thể.

Hình 2: Ông Hà Văn Minh, Technical Director, TMA Innovation Center chia sẻ về quá trình thực hiện dự án AI cho hệ thống sấy khô quần áo tự động của một hãng công nghệ nước ngoài

Hình 2: Ông Hà Văn Minh, Technical Director, TMA Innovation Center chia sẻ về quá trình thực hiện dự án AI cho hệ thống sấy khô quần áo tự động của một hãng công nghệ nước ngoài

 Hình 3: Ông Mai Huỳnh Tân, Head of GCS AI Lab - Kinh nghiệm phát triển hệ thống tính toán phân bố cho dự án Deep Reinforcement Learning

Hình 3: Ông Mai Huỳnh Tân, Head of GCS AI Lab – Kinh nghiệm phát triển hệ thống tính toán phân bố cho dự án Deep Reinforcement Learning

Hình 4: Ông Trần Quang Thắng, Tech Lead, TMA AI Center - So sánh các công nghệ AI/ML và kinh nghiệm áp dụng để giải quyết các bài toán cụ thể về nhận dạng hình ảnh (computer vision, object detection)

Hình 4: Ông Trần Quang Thắng, Tech Lead, TMA AI Center – So sánh các công nghệ AI/ML và kinh nghiệm áp dụng để giải quyết các bài toán cụ thể về nhận dạng hình ảnh (computer vision, object detection)

Về kinh nghiệm đào tạo về AI, tiến sĩ Vũ Tường Thụy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen chia sẻ chủ đề “Kinh nghiệm đào tạo AI ở các nước”. Theo tiến sĩ Thụy, với đặc thù AI trên nền tảng khoa học máy tính, thì việc đào tạo nhân lực AI không phải vấn đề mới tại Việt Nam, nhưng hiện được chú trọng hơn là do nhu cầu phát triển của thị trường.

Hình 5: Tiến sĩ Vũ Tường Thụy, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen chia sẻ tại hội thảo

Hình 5: Tiến sĩ Vũ Tường Thụy, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen chia sẻ tại hội thảo

Hình 6: Thạc sĩ Nguyễn Vinh Tiệp, Technical Program Manager công ty Koidra Tech, giảng viên trường ĐH CNTT, Academic Head tại VietAI tại hội thảo

Hình 6: Thạc sĩ Nguyễn Vinh Tiệp, Technical Program Manager công ty Koidra Tech, giảng viên trường ĐH CNTT, Academic Head tại VietAI tại hội thảo

Thạc sĩ Nguyễn Vinh Tiệp, Technical Program Manager công ty Koidra Tech, giảng viên trường ĐH CNTT, Academic Head tại VietAI trình bày về “Kinh nghiệm đào tạo và triển khai Machine Learning tại doanh nghiệp, R&D centers và Đại học”. Ông cho rằng để xây dựng một chương trình đào tạo AI tại các trường Đại học sẽ rất phức tạp, liên quan đến nhiều thủ tục khác nhau. Do đó, các trường nên đào tạo theo hướng phối hợp cùng các doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu thực tế.

Hình 7: Khách tham dự chụp hình lưu niệm tại hội thảo

Hình 7: Khách tham dự chụp hình lưu niệm tại hội thảo

Nguồn: QTSC

Leave a Reply